Nếu là 1 người có niềm yêu thích và thường xuyên quan tâm đến đồ đồng, chắc hẳn các bạn không hể không biết đến làng nghề đúc đồng nổi tiếng Đại Bái ở Bắc Ninh phải không nào? Làng nghề đúc đồng Đại Bái còn được gọi bằng cái tên khác là làng Bưởi Nồi, thuộc xã Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh. Đây là 1 ngôi làng không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn ở cả ngoài nước với những sản phẩm được đúc bằng đồng như đỉnh đồng, lư hương, tượng đồng, tranh chữ đồng, lợ hoa, đồ thờ, hoành phi, câu đối bằng đồng,… cực kỳ nổi tiếng. 

Ở làng nghề đúc đồng Đại Bái, ngay từ xa xưa làng đã nổi tiếng là nơi sản xuất đồ đồn phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người, cho đến đều thế kỷ XI, làng nghề càng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ công của cụ Nguyễn Công Truyền – người được dân làng tôn là “Tiền tiên sư”.
Nhắc đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, chúng ta không thể không nhắc đến 2 câu ca dao:
“Muốn ăn cơm trắng, cá trôi
Thì về làng Bưởi đánh nồi với anh.”
“Muốn ăn cơm trắng cá ngần,
Thì về làng Bưởi cầm cân buôn đồng.”

Hai câu ca dao trên ra đời để chỉ nghề gò và đúc đồng của làng Đại Bái, mà thời xa xưa còn có tên gọi là làng Văn Lãng – ngôi làng nằm bên bờ sông Bái Giang (1 nhánh của dòng sông Thiên Đức cũ).

Ông Nguyễn Công truyền sinh năm 989 và mất ngày 29/9 âm lịch (tức năm 1060). Ông có xuất thân từ 1 gia đình nho học, đến năm lên 6 tuổi, ông theo cha mẹ sinh sống tại Thanh Nghệ. Khi lớn lên ông vào quân ngũ. Đến 25 tuổi, ông ra làm quan Đô úy dưới triều nhà Lý và dược phong là Điện tiền tướng quân. Vào năm 1018, ông về làng Đại Bái thăm quê hương, họ hàng. Kể từ khi cha ông qua đời, ông từ quan và đưa mẹ về quê cũ để chăm sóc, phụng dưỡng mẹ. Kể từ lúc này, ông bắt đầu tổ chức sản xuất đúc đồng lớn hơn. Trước hết, ông cho đón lò rèn về tại làng để sản xuất, sửa chữa nông cụ như lò bễ, đe hay búa,… Nhờ những công cụ được cải tiến này mà công việc sản xuất của ông ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bước vào thế kỷ XV, XVI, làng nghề Đại Bái có đến 5 tiến sỹ. Và sau khi dược phong quan, các ông đều không quên quê hương mà thường về làng, chú trọng việc tổ chức cũng như mở rộng sản xuất, phát triển làng nghề, sau đó thành lập những phường sản xuất riêng các loại mặt hàng lớn, ví dụ như: Phường làm gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm chậu thau, phường làm ấm, phường làm thau lá, phường rút dây đồng để làm hàng bạc, một số phường chợ khác thì chuyên mua bán sản phẩm để bán hàng, đồng thời cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa,… Mỗi 1 phường đều tập trung thành 1 xóm để tiện cho việc sản xuất.

Ngày nay, làng nghề Đại Bái vẫn luôn phát triển và lưu giữ được những tinh hoa trong ngành nghề đúc đồng.

Bài viết khác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *